Tại sao phải xử lý nền mống mối

26/10/2022
  -  
0 lượt xem

  – Mục đích: Lấp bịt các khoang rỗng do mối gây ra trong nền đập.

 – Công việc này được tiến hành sau công việc phun thuốc diệt mối.Thiết bị   phun vữa gồm: máy tạo vữa, máy tạo áp lực, bình chịu áp lực đựng dung dịch  vữa. Các công tác được tiến hành như sau:

+  Tạo dung dịch vữa sét: tỷ trọng của dung dịch sét sau khi chế tạo phải đạt     được từ 1,2-1,3g/cm  .

+  Áp lực phun: Tăng áp lực phun từ từ, áp lực phun tối đa là 2at. Trong quá trình phun, nếu dung dịch vữa sét phòi ra ngoài theo các hang giao thông thì phải dùng biện pháp thủ công đầm nện mặt phản áp. Đối với những tổ mối có lượng vữa phun >2000 lít thì sau 72 giờ phải phun bổ sung.

+ Lượng dung dịch vữa sét phun mỗi tổ từ 200- 400 lít trung bình là 300lít/tổ.

Giải pháp kỹ thuật cho các công trình xây dựng mới

1 Diệt tổ mối: Khi san lấp nền đất nếu phát hiện có tổ mối thì phải đào tới tổ tưới vào vị trí có tổ mối 20 – 30 lít dung dịch 10% thuốc PMS hoặc dung dịch thuốc chống mối khác tương đương không để các tàn dư thực vật như: gỗ vụn, gốc cây, ván khuôn bị kẹt lại. Trong trường hợp ván khuôn bị kẹt lại mà không lấy ra được phải phun thuốc có hiệu lực phòng mối.
2. Hào chống mối: Tạo lập lớp chướng ngại đứng bằng đào hào là “hàng rào” bao quanh phía ngoài sát tường móng công trình. Hào rộng khoảng 50cm sâu từ 60 – 80 cm tuỳ theo vùng đất xây dựng, nền đất xốp phải đảm bảo sâu 80cm. Mỗi m3 đào đất lên được trộn với 10 – 12kg/m3 thuốc PMs hoặc loại thuốc có giá trị tương đương rồi lấp lại. Trước khi lấp vách hào phái ngoài lót một lớp nilon. Sau khi lấp hào xong mặt trên hào được lát gạch hoặc đổ bê tông hoàn thiện.
3. Mặt nền phía trong nhà
Đào rãnh sát chân tường rộng 30cm sâu từ 30 – 40 cm kể từ mặt lớp đất hoàn thiện, đất đào lên được trộn 10 – 20 kg/m3 thuốc PMs hoặc thuốc có giá trị tương đương sau đó lấp lại. Trên mặt nền, trước đổ vữa bê tông, kể cả mặt các cọc, rải một lớp thuốc PMs với liều lượng 0.7 – 1kg/m3. Sau đó giải một lớp nilon trước khi đổ vữa lát nền.
Mặt đường, cọc đựơc phun dung dịch Chlotpytilos 1%, 2lít/m2 hoặc các loại thuốc khác có giá trị tương đương.
4. Các loại đường ống cấp, thoát nước, đoạn đường cáp điện đi qua nền nhà tầng trệt hoặc tầng hầm nấu có và các khe lún kể cả các vị trí đào thêm làm gián đoạn sự liên tục của hào phòng mối phải xử lý bổ sung theo liều lượng đã quy định.
5. Đối với các bộ phận kết cấu, bộ phận trang trí bằng tre, gỗ trong công trình như khuôn của, cánh cửa, ốp tường…. đều phải xử lý thuốc phòng mối mọt.
Khi xử lý gỗ phải đảm bảo nguyên tắc: Gỗ phải được gia công thành khí mới được xử lý thuốc, nếu cưa cắt thêm phải xử lý bổ sung thuốc vào vị trí đó. Sau khi xử lý thuốc mới đựơc sơn hoặc đánh vécni. Thuốc bảo gỗ trong xây dựng hiện hành ở nước ta gồm 2 dạng:
– Dạng dung môi dầu, phương pháp xử lý có thể phun, nhúng hoặc quét thích hợp trong điều kiện sử dụng tập trung hoặc phân tán.
– Dạng dung môi nước, phải xử lý theo phương pháp ngâm tẩm hoặc áp lực chân không.